Xu hướng ngành công nghệ thực phẩm trong thập kỷ mới

Chúng ta đang chuẩn bị chuyển mình sang một thập kỷ mới, chứng kiến những xu hướng phát triển và thay đổi mới. Các xu hướng của ngành công nghiệp thực phẩm năm 2020 là gì? Tại sao các ban quản lý an toàn thực phẩm và đảm bảo chất lượng cần phải nhận thức được chúng?

Sau đây là một số nhận định của các chuyên gia đầu ngành công nghiệp thực phẩm sẽ cho chúng ta thấy xu hướng sắp tới trong năm 2020.

Phát triển bền vững

Sản xuất thực phẩm bền vững vẫn là mối quan tâm cho ngành công nghiệp thực phẩm. Điều này bao gồm các hoạt động trong toàn bộ chuỗi cung ứng – từ nền nông nghiệp hữu cơ đến sản phẩm tái chế, sử dụng một lần.

Theo cuộc khảo sát về Sức khỏe và Thực phẩm 2019 của IFIC (The International Food Information Council), trong khi hương vị và giá cả sản phẩm vẫn đứng đầu khi nói đến các yếu tố chính thúc đẩy sự lựa chọn mua hàng, thì có hơn 50% người làm khảo sát cho thấy tính bền vững của môi trường cũng rất quan trọng. Họ mong muốn sản phẩm họ mua phải được sản xuất mang tính bền vững với môi trường.

Vậy thực tế người tiêu dùng có khó khăn để biết được thực phẩm họ dùng có tính bền vững với môi trường hay không? Câu trả lời của 63% người tiêu dùng là “khó có thể nhận biết” và nếu việc nhận biết tính bền vững môi trường trở nên dễ hơn thì việc lựa chọn thực phẩm của họ sẽ trở nên dễ dàng.

Đây hẳn không còn là bí mật khi nói người tiêu dùng quan tâm đến bền vững và ngành công nghiệp cũng muốn biết những dấu hiệu về sự bền vững môi trường là gì để có thể chia sẻ đến người tiêu dùng.

Trong năm 2020 và xa hơn nữa có khả năng người tiêu dùng sẽ tiếp tục tìm kiếm dấu hiệu “phát triển bền vững” khi thực hiện mua hàng thực phẩm dù cho các thuộc tính này không dễ nhận ra. Các nhà sản xuất thực phẩm sẽ cần phải bổ sung thông tin về nguồn gốc thực phẩm, cách thức sản xuất để đáp ứng tiêu chí của người tiêu dùng.

Truy xuất nguồn gốc

Một trong những yếu tố duy trì “tính bền vững” thực phẩm đó là Truy xuất nguồn gốc. Hiện nay, Cục quản lý Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đang viết một quy tắc liên quan đến danh sách thực phẩm có nguy cơ cao và tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc, dự kiến sẽ được đề xuất vào tháng 9 năm 2020. FDA cũng đang thách thức ngành công nghiệp sử dụng công nghệ để kết nối dữ liệu chuỗi cung ứng theo cách có lợi cho sức khoẻ cộng đồng và doanh nghiệp.

Vào năm 2020 sẽ là những tiếp nối cho một kỷ nguyên thông minh hơn về an toàn thực phẩm. Cả người bán và người mua đều quan tâm đến việc truy xuất nguồn gốc. Từ lâu, người mua đã yêu cầu được truy vết sản phẩm từ phía nhà cung cấp. Nhưng bây giờ người mua có thể tìm ra cách thu thập dữ liệu thông qua công nghệ Blockchain hoặc bằng các phương tiện khác.

“Trong năm tới, chúng tôi sẽ có một số nghiên cứu điển hình về các thay đổi quy trình cần thiết để truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng một cách đầy đủ và giá trị thu được từ các phân khúc khác nhau trong chuỗi cung ứng.” – Jennifer McEntire nói.

Truy xuất nguồn gốc là một công việc mà đội ngũ nhân viên đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm (FSQA) đảm nhiệm trong bối cảnh thu hồi hoặc bùng phát. Nhưng ngày qua ngày càng làm việc nhiều với công nghệ thông tin, hiệu quả chuỗi cung ứng và thậm chí là marketing. Vì vậy, Các nhà quản lý FSQA cần tìm ra người trong công ty có thể đảm nhiệm vị trí này. Bởi vì đây là điều cần thiết trong thời đại công nghệ 4.0, mọi số hóa và chia sẻ dữ liệu đang diễn ra.

Sự minh bạch

Trong lĩnh vực thực phẩm, nhiều người dành cả tâm huyết của mình giúp ngành công nghiệp trở nên tốt đẹp hơn, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ xây dựng một thị trường thực phẩm lành mạnh, an toàn khi đến tay người tiêu dùng. Nhưng một số khiến ngành công nghiệp này vẫn còn sa lầy trong tham nhũng.

Khi nhìn vào, mọi người thường thuộc một trong ba loại: 1) Những người phạm tội lừa đảo; 2) Những người nhận thức được sự gian lận và nhắm mắt làm ngơ; 3) Những người bất lực để làm bất cứ điều gì về gian lận.

Hầu hết các chuyên gia an toàn thực phẩm rơi vào loại thứ ba, một số rơi vào loại thứ hai. Hai nhóm này cần phải có sự thay đổi tích cực. Vấn đề gian lận ngày càng trở nên phổ biến, thường đối với các nhà sản xuất thực phẩm sơ sài. Nhận ra sự gian lận từ là nguồn gốc của vấn đề, người ta có thể đánh giá cao sự cần thiết phải tập trung vào tính minh bạch. Các chuyên gia an toàn thực phẩm cần phải có biện pháp tạo nên sự minh bạch trong thực phẩm. Nhưng bằng cách nào?

“Tôi sẽ mượn từ những người bảo vệ an ninh quốc gia để xem xét một vấn đề nào đó, Nói một điều gì đó? Với ai? Cho điều tra viên gian lận thực phẩm bên thứ ba có thể sử dụng thông tin kín đáo để làm cho công việc của bạn dễ dàng hơn mà không đe dọa vị trí của bạn.” – Mitchel Weinberg chia sẻ

Văn hóa an toàn thực phẩm

Trong những năm gần đây, văn hoá an toàn thực phẩm (FSC) đã và đang đi dần vào cuộc sống của chúng ta. Năm 2020 sẽ là một năm thú vị để đánh giá những nỗ lực và chia sẻ những điều tốt nhất dựa trên những gì đang hoạt động và đưa ra cái nhìn sâu sắc về những gì chưa thực hiện được về an toàn thực phẩm.

Nhiều tổ chức khác nhau trong việc hỗ trợ các công ty kết nối an toàn thực phẩm và khoa học hành vi để tác động tích cực đến văn hóa an toàn thực phẩm. Đây là một yếu tố quan trọng đầy nỗ lực để chuyển văn hóa của người dân thế giới từ một khái niệm mơ hồ sang thực tế có thể đo lường được.
Xu hướng văn hoá an toàn thực phẩm không chỉ còn riêng quản lý FSQA phụ trách mà cả toàn bộ nhân viên đều phải nắm bắt được xu hướng này. Quy trình “kiểm soát phòng ngừa” trong công ty sẽ đươc phân bổ trách nhiệm cho từng nhân viên và trao quyền tự quyết định cho mỗi cá nhân để hỗ trợ về các cam kết an toàn thực phẩm.

Các nhà quản lý FSQA đang chuyển từ việc chỉ đào tạo lớp học hàng năm sang thực hiện phương pháp học tập kết hợp để liên tục củng cố và thu hút nhân viên về an toàn thực phẩm. Quản lý cấp cao ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp cho các nhóm thời gian và nguồn lực cần thiết để tập trung vào quản lý rủi ro an toàn thực phẩm hiệu và cải thiện văn hoá thực phẩm hiệu quả.

Định nghĩa lại “Healthy Food”

“Healthy” foods còn được hiểu là Thực phẩm tốt cho sức khoẻ hay thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Cơ quan FDA đã định nghĩa từ “healthy” lần cuối vào năm 1993. Định nghĩa này cho đến nay thường bị hiểu sai hoặc hiểu sót vì thực tế chưa có tiêu chuẩn cụ thể nào. Do vậy nhiều nhóm ngành công nghiệp và người tiêu dùng đã háo hức chờ đợi một định nghĩa mới.

Vào ngày 27 tháng 9 năm 2019, Tiến sĩ Susan Mayne, Giám đốc Trung tâm An toàn Thực phẩm và Dinh dưỡng Ứng dụng (CFSAN) của FDA cho biết, FDA đang cố gắng đề xuất định nghĩa mới cho các nhãn thực phẩm tốt cho sức khoẻ (healthy label) trên các sản phẩm thực phẩm.

Đồng thời, FDA đã làm mới chính sách dinh dưỡng của mình bằng cách cập nhật nội dung và đưa ra các yêu cầu mới cho bảng thành phần dinh dưỡng (Nutrition Facts) bao gồm cả công bố về đường bổ sung (added sugars). Có một vấn đề “bối rối không hề nhẹ” cho các nhà sản xuất là họ không có một tiêu chuẩn hay hưỡng dẫn cụ thể nào để theo. Do vậy mà họ tự thiết lập bảng Nutrition Facts cho mỗi mặt hàng được sản xuất ra thị trường. Nên trong năm 2020, FDA và những tổ chức có thẩm quyền khác sẽ cố gắng “chi tiết hoá” cho bảng Nutrition Facts này.

Trong khi một số ý kiến muốn sửa đổi để mở rộng nghĩa cho mặt hàng thực phẩm chế biến, thuốc trừ sâu và phụ gia thực phẩm. Nhiều khả năng, “healthy” sẽ tập trung vào những chất có nguồn gốc tự nhiên như các loại chất béo (healthy fat content, omega 3, 6,…), thay vì tổng lượng (total amount), đường bổ sung (added sugars), vitamin D và kali (potassium) (theo hướng dẫn tạm thời của FDA năm 2016). Bên cạnh đó, FDA muốn cho mọi người thấy vai trò quan trọng của các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên và khuyến khích mọi người sử dụng.

Protein từ thực vật

Thịt có nguồn gốc thực vật là một xu hướng đang phát triển toàn cầu. Người tiêu dùng đã từng mong thịt bò, thịt lợn, hải sản và thịt gà có trong thực đơn tại các cửa hàng dịch vụ thực phẩm và ngày nay,họ đang mong muốn các sản phẩm làm từ thực vật.

Các chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn đang tạo ra các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; ngành công nghiệp thịt đang nắm giữ quy trình sản xuất thực phẩm đổi mới nguồn Protein và các công ty phi – động vật đang háo hức xâm nhập thị trường.

“Hệ thống thực phẩm của chúng tôi hiện chủ yếu dựa vào khoảng 15 loại cây trồng, nhưng dự kiến sẽ mở rộng trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển cây trồng bản địa vào năm 2020 (ví dụ đậu gà, đậu xanh, đậu triều và kê) và thực phẩm giàu protein từ thực vật, vi sinh vật, nấm, và các sản phẩm phụ để giúp đa dạng hóa các nguồn protein toàn cầu. Những cây vốn đã cứng cáp và bền vững cho trái đất nay có thể cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho người tiêu dùng và đại diện cho một cơ hội rất lớn để tạo ra sự đa dạng hóa sinh lợi cho nông dân và doanh nghiệp.” – Anabelle Broadbent, Director, Food Safety, The Acheson Group

Sự đổi mới sẽ tác động đến từng bước của chuỗi cung ứng trong tương lai: cây trồng được tối ưu hóa cho thịt từ thực vật, nuôi cấy các dòng tế bào mạnh cho thịt, phương pháp mới cho kết cấu protein thực vật và quy trình nuôi trồng theo quy mô.

Sử dụng các phương pháp từ ngành công nghiệp sinh học và liệu pháp tế bào và hiểu biết sâu sắc về ngành công nghiệp lên men. Kiểm soát vận hành hệ thống khép kín, các loại thịt có nguồn gốc từ tế bào và thực vật có thể giúp giải quyết hai thách thức lớn nhất về an toàn thực phẩm trong sản xuất thịt thông thường: nhiễm chéo và kháng kháng sinh.

Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ

Các chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn đang tạo ra các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; ngành công nghiệp thịt đang nắm giữ quy trình sản xuất thực phẩm đổi mới nguồn Protein và các công ty phi – động vật đang háo hức xâm nhập thị trường.

“Hệ thống thực phẩm của chúng tôi hiện chủ yếu dựa vào khoảng 15 loại cây trồng, nhưng dự kiến sẽ mở rộng trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển cây trồng bản địa vào năm 2020 (ví dụ đậu gà, đậu xanh, đậu triều và kê) và thực phẩm giàu protein từ thực vật, vi sinh vật, nấm, và các sản phẩm phụ để giúp đa dạng hóa các nguồn protein toàn cầu. Những cây vốn đã cứng cáp và bền vững cho trái đất nay có thể cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho người tiêu dùng và đại diện cho một cơ hội rất lớn để tạo ra sự đa dạng hóa sinh lợi cho nông dân và doanh nghiệp.” – Anabelle Broadbent, Director, Food Safety, The Acheson Group

Sự đổi mới sẽ tác động đến từng bước của chuỗi cung ứng trong tương lai: cây trồng được tối ưu hóa cho thịt từ thực vật, nuôi cấy các dòng tế bào mạnh cho thịt, phương pháp mới cho kết cấu protein thực vật và quy trình nuôi trồng theo quy mô.

Sử dụng các phương pháp từ ngành công nghiệp sinh học và liệu pháp tế bào và hiểu biết sâu sắc về ngành công nghiệp lên men. Kiểm soát vận hành hệ thống khép kín, các loại thịt có nguồn gốc từ tế bào và thực vật có thể giúp giải quyết hai thách thức lớn nhất về an toàn thực phẩm trong sản xuất thịt thông thường: nhiễm chéo và kháng kháng sinh.

Một trong những phân khúc bán lẻ “hot nhất” hiện nay đó là sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Những sản phẩm này bao gồm một loạt các loại: Từ nước sốt salad cho đến các sản phẩm thay thế thịt từ thực vật.

Nhưng sản phẩm phải có hương vị tuyệt vời và đáp ứng tất cả các yêu cầu ghi trên nhãn. Nhu cầu về các loại đồ uống đặc biệt cũng đang tăng lên do thói quen sử dụng một lần và dùng đa dạng loại, nhờ vậy mà doanh số bán hàng đang tăng lên nhanh chóng.

Tất cả các sản phẩm này sẽ phát triển mạnh vào năm 2020, nhưng các nhà quản lý FSQA phải tiếp tục tập trung vào việc ngăn chặn các thành phần bị pha trộn hoặc gian lận thực phẩm. Các nhà sản xuất phải tiếp tục cực kỳ thận trọng với chuỗi cung ứng và các chương trình nhà cung cấp được phê duyệt bởi vì các thành phần mới được đưa vào thông qua nhiều nguồn khác nhau từ khắp nơi trên thế giới.

Bài viết được Envitech tổng hợp từ Science Vietnam